Casino Hi88: Trang Chủ

HIEN KE
sn bac

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM (09/11/2013)

Thứ năm - 14/11/2013 10:51 2.520 0
.
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM (09/11/2013) Casino Hi88 Biên tập và giới thiệu: Phòng Tư pháp huyện Lộc Ninh I. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM: 1. Cơ sở pháp lý của Ngày Pháp luật: Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, nhưng tư tưởng lập hiến, những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta. Chính vì vậy, theo đề xuất của Chính phủ, ngày 09/11 - Ngày ban hành Hiến pháp năm 1946 được xác định là Ngày pháp luật Việt Nam; đã được chính thức luật hóa trong Luật phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012. Điều 8 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 quy định: “Ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”. Như vậy, sau quy định của Hiến pháp về ngày Quốc khánh, đây là lần thứ hai, có một đạo luật quy định về một sự kiện chính trị, pháp lý được tổ chức hằng năm - Ngày Pháp luật Việt Nam của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM: 1. Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật: Ngày Pháp luật được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Với ý nghĩa đó, trong ngày này, mọi tổ chức, cá nhân tập trung nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, từ đó lan tỏa sâu rộng để từ một ngày này góp phần hướng tới tất cả các ngày còn lại trong năm đều là Ngày Pháp luật. 2. Xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật: Pháp luật của nước ta đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích cho mỗi cá nhân và sự hài hòa các loại lợi ích trong xã hội. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật; xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với qui định của hệ thống pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân. 3. Đề cao giá trị con người nhân cách tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật của kỷ cương, phép nước Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa; bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là những điều kiện quan trọng góp phần hình thành con người về mặt tâm hồn, nhân cách, để mỗi con người tự ý thức về mình, về cộng đồng, về dân tộc, về đất nước. Đây chính là yếu tố tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, kỷ cương, phép nước, cùng tích cực hành động vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 4. Nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân: Bản chất của nhà nước pháp quyền chính là tính thượng tôn pháp luật trong tổ chức đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi một hệ thống pháp luật hoàn thiện, bao gồm tính thống nhất, ổn định, minh bạch, dân chủ và công bằng. Tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam góp phần đáp ứng các yêu cầu trên và hình thành một trong những điều kiện quan trọng, thúc đẩy tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi việc nâng cao mạnh mẽ nhận thức pháp luật của cán bộ, nhân dân, thể hiện thái độ của các thành viên trong xã hội đối với kỷ cương pháp luật, là sự đánh giá và ghi nhận tính công bằng của pháp luật. Pháp luật chỉ có thể trở thành công cụ điều chỉnh tốt nhất hành vi khi được chấp nhận; chấp hành một cách tự nguyện, thực sự trở thành nhu cầu tự thân, có ý thức của mỗi người. Bởi thế, phổ biến giáo dục pháp luật được coi là khâu đầu tiên của việc thi hành pháp luật, là cầu nối để đưa pháp luật vào đời sống. Ngày pháp luật được tổ chức nhằm động viên toàn dân đoàn kết, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, tự giác chấp hành Hiến pháp và pháp luật, tích cực tham gia bảo vệ pháp luật. Đối với việc thi hành pháp luật, tổ chức Ngày Pháp luật nhằm động viên toàn xã hội thi hành pháp luật nghiêm minh, công bằng, thống nhất, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng, quan tâm giải quyết khiếu nại, tố cáo; xây dựng nền hành chính trong sạch; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hành chính, từ đó nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, khả năng thực thi pháp luật trong mọi hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế xã hội và sinh hoạt hằng ngày của nhân dân. 5. Hướng tới xây dựng nền văn hóa pháp lý: Văn hóa pháp luật rất hiện hữu, được thể hiện hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, cá nhân và xã hội, trong nội dung, thực hành, áp dụng Hiến pháp, pháp luật, trong tất cả những vấn đề liên quan đến con người, quyền , tự do, trách nhiệm của con người. Để hình thành nền văn hóa pháp luật, nâng cao trình độ văn hóa cần phải xây dựng lối sống theo pháp luật. Lối sống pháp luật thể hiện một trạng thái thường xuyên, thường ngày, được tạo lập từ thói quen ứng xử theo pháp luật của con người ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, không đơn thuần chỉ là một hành động nhất thời khi có áp lực từ bên ngoài. Lối sống theo pháp luật đòi hỏi trình độ nhận thức pháp luật, nhận thức vì sự cần thiết và giá trị xã hội của pháp luật từ phía các cá nhân; ý thức tự nguyện từ những lợi ích, từ mức độ hài lòng của dân chúng vào hệ thống pháp luật mà họ được thụ hưởng, từ thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật. Ngày pháp luật được tổ chức với ý nghĩa đó. III. CHỦ ĐỀ, KHẨU HIỆU NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 2013 1. Chủ đề: Năm 2013 là năm đầu tiên chúng ta tổ chức Ngày Pháp luật theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật với quy mô rộng lớn, thống nhất trong phạm vi cả nước. Đồng thời, đây cũng là năm ghi nhận một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị - pháp lý của đất nước, đó là việc toàn dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp (sửa đổi) của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, Ngày Pháp luật năm 2013 có ý nghĩa quan trọng, trở thành ngày hội sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng trong phạm vi toàn quốc, nhằm phát huy ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong thực hành “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Để triển khai Ngày Pháp luật năm 2013 thống nhất và đạt hiệu quả thiết thực, theo trách nhiệm được giao ngày 04/11/2013, UBND huyện Lộc Ninh đã ban hành kế hoạch Tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2013 trên địa bàn huyện (số 112/KH-UBND) giao trách nhiệm cho các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở và UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện. 2. Các khẩu hiệu: Theo đó, Ngày Pháp luật năm 2013 được thực hiện với với chủ đề “Toàn dân xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”,với các khẩu hiệu: - Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; - Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; - Nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật là bảo vệ chính bạn, gia đình bạn và xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; - Thực hiện pháp luật là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân; - Tôn trọng và chấp hành pháp luật là nét đẹp văn hóa của mỗi người dân; - Cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu chấp hành và bảo vệ pháp luật. Các khẩu hiệu khác phù hợp với chủ đề Ngày Pháp luật gắn với lĩnh vực của bộ, ngành, địa phương. IV. HUYỆN LỘC NINH HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM Với huyện Lộc Ninh, trong những năm qua, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật được triển khai rộng khắp và đồng bộ từ huyện đến xã, thị trấn và khu phố, ấp những văn bản luật mới, những quy định liên quan trực tiếp đến công việc hằng ngày của cán bộ công chức, của nhân dân được các cấp, các ngành và địa phương quan tâm triển khai thường xuyên liên tục và có hiệu quả. Trong thời gian qua, huyện đã tổ chức nhiều hội nghị triển khai cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân tại các địa phương trong huyện; tổ chức sinh hoạt Ngày Pháp luật tại lễ chào cờ hàng tháng tại các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn. Nhờ đó, trình độ hiểu biết về pháp luật của nhân dân trong huyện ngày càng được nâng cao, ý thức chấp hành pháp luật được cán bộ và nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh, dẫn đến kết quả tình trạng vi phạm pháp luật trong nhân dân giảm theo từng năm, số ấp, khu phố, gia đình được công nhận gia đình văn hóa ngày càng tăng lên. Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, huyện Lộc Ninh đã đồng loạt triển khai nhiều hình thức khác nhau, từ phát động trong cán bộ, công chức đến nhân dân từng ấp, khu phố của địa phương. Cùng với thời gian này hệ thống Truyền thanh - Truyền hình từ huyện đến các xã, thị trấn đều tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin hưởng ứng “Ngày Pháp luật”. Do đó chúng ta có thể khẳng định rằng: Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đóng vai trò quan trọng trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng nói chung. Để công tác này thực sự có hiệu quả và giúp nhân dân hiểu biết pháp luật từ đó hình thành ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp, đòi hỏi những người làm công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật phải thực sự kiên trì, bền bỉ và hết mình vì công việc. Các cấp ủy đảng và chính quyền cần quan tâm nhiều hơn nữa, sâu sắc hơn nữa, các đoàn thể và ban, ngành tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và thực sự có hiệu quả với mục tiêu: mọi văn bản pháp luật đều được phổ biến đến cán bộ và nhân dân và mục tiêu cao hơn là góp phần xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy mỗi cán bộ công chức, viên chức, mỗi người dân cần thực hiện nghiêm chỉnh: Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật./. Tải file Đề cương tại đây.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 1.7 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập71
  • Hôm nay5,085
  • Tháng hiện tại100,291
  • Tổng lượt truy cập14,080,467
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây