Casino Hi88: Trang Chủ

HIEN KE
sn bac

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Lộc Ninh hướng dẫn tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú

Thứ năm - 25/03/2021 16:08 2.054 0
Thực hiện Kế hoạch số 153/KH-MTTQ-BTT ngày 16/3/2021 của Ban Thường trực tỉnh, ngày 18/3/2021, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Lộc Ninh đã ban hành Hướng dẫn số 18/HD-MTTQ-BTT về việc Tổ chức các hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kì 2021-2026 trên địa bàn huyện.
   Hướng dẫn nhằm giúp Ban Thường trực các cấp chủ động phối hợp tổ chức tốt quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kì 2021-2026; phối hợp thực hiện tốt quy trình tổ chức các hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người tự ứng cử, người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử và lấy ý kiến cử tri nơi công tác của người tự ứng cử. 

   Theo đó, các hội nghị cử tri nơi cư trú được tổ chức ở nơi người ứng cử cư trú thường xuyên tại ấp, khu phố không phân biệt có hộ khẩu thường trú hay tạm trú dài hạn. Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú thì tổ chức hội nghị cử tri tại tại ấp, khu phố nơi người ứng cử đang sinh sống. Ban Thường trực cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì Hội nghị. Trưởng Ban công tác Mặt trận phối hợp với Trưởng ấp, Tổ trưởng tổ dân phố lập danh sách và mời cử tri đến dự hội nghị.

   Theo quy định, đối với nơi có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể cử tri để lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND và phải bảo đảm số lượng cử tri tham dự hội nghị đạt ít nhất 50% tổng số cử tri được triệu tập. Đối với nơi có từ 100 cử tri trở lên có thể tổ chức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị cử tri đại diện hộ gia đình và phải bảo đảm có ít nhất là 55 cử tri tham dự hội nghị.

   Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND cấp xã, người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị đã giới thiệu người ứng cử được mời tham dự hội nghị. Về nội dung, cử tri sẽ đối chiếu với tiêu chuẩn đại biểu HĐND nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử. Biên bản hội nghị cử tri phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị; trong đó, phải ghi rõ tổng số cử tri được triệu tập, số lượng cử tri có mặt, ý kiến phát biểu và sự tín nhiệm của cử tri đối với từng người ứng cử. Biên bản phải được gửi đến Ban Thường trực cấp tổ chức hội nghị hiệp thương ngay sau khi kết thúc hội nghị.

   Ban Thường trực huyện hướng dẫn cụ thể thủ tục tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú: sau các phần tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, mục đích, yêu cầu của hội nghị; giới thiệu thư kí hội nghị để hội nghị quyết định; Báo cáo số lượng cử tri được mời, số lượng cử tri có mặt; Giới thiệu danh sách người ứng cử (đọc thứ tự danh sách  người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh Bình Phước; danh sách người ứng cử đại biểu HĐND các tỉnh khác (nếu có); danh sách người ứng cử đại biểu HĐND trong và ngoài huyện, thị xã, thành phố; danh sách ứng cử đại biểu HĐND trong và ngoài xã, thị trấn); Đọc tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 22 của Luật Tổ chức Quốc hội, tiêu chuẩn của đại biểu HĐND quy định tại Điều 7 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và những trường hợp không được ứng cử đại biểu HĐND quy định tại Điều 37 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND của chủ trì hội nghị, thư kí hội nghị đọc tiểu sử tóm tắt của từng người ứng cử, cử tri tham dự sẽ phát biểu ý kiến đối với từng người ứng cử, người ứng cử phát biểu, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị tham dự, đại diện người ứng cử phát biểu ý kiến.

    Tiếp theo, hội nghị sẽ biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu gồm từ 03 đến 05 người. Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay thì Tổ kiểm phiếu đếm, tính kết quả biểu quyết đối với từng người ứng cử (biểu quyết theo từng cấp ứng cử và từng người cụ thể).

   Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín thì phiếu tín nhiệm của cử tri nơi cư trú phải đóng dấu của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã hoặc của UBND cùng cấp. Trên phiếu tín nhiệm ghi rõ họ và tên người ứng cử. Nếu có nhiều người ứng cử thì ghi rõ họ và tên của những người ứng cử, xếp theo vần chữ cái A, B, C... Cử tri gạch tên người ứng cử mà mình không tín nhiệm và bỏ vào hòm phiếu. Tổ trưởng Tổ kiểm phiếu công bố kết quả biểu quyết. Cuối cùng, hội nghị thông qua biên bản hội nghị cử tri (theo mẫu). Việc ghi biên bản lấy ý kiến cử tri nơi cư trú phải lập từng biên bản riêng đối với từng nhóm ứng cử viên của cấp ứng cử (Quốc hội, HĐND tỉnh, HĐND cấp huyện, HĐND cấp xã...).

   Hướng dẫn quy định cụ thể thời gian thực hiện việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử: trong khoảng thời gian từ ngày 21/3/2021 đến ngày 13/4/2021.

   Để thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian theo quy định trên, Ban Thường trực huyện hướng dẫn Ban Thường trực các xã, thị trấn ngay sau hội nghị hiệp thương lần thứ Hai đến ngày 29/3/2021 cần chủ động trao đổi, liên hệ, cung cấp thông tin về danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND cấp mình ngoài địa phương tiểu sử tóm tắt của từng người ứng cử cho Ban Thường trực cấp xã nơi người ứng cử lấy ý kiến cử tri nơi cư trú. Đồng thời  xây dựng lịch trình tổ chức; chủ động liên hệ, trao đổi thông tin với đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử, người tự ứng cử, đại diện Ban Thường trực cấp xã nơi người ứng cử cư trú thường xuyên để thống nhất thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú.

   Theo quy định, từ ngày 30/3/2021 đến ngày 13/4/2021, Ban Thường trực cấp xã tổ chức các hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu HĐND các cấp cư trú trên địa bàn. Chậm nhất ngày 13/4/2021, việc xác minh và trả lời về các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử, người tự ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND phải được tiến hành xong. Việc xác minh và trả lời các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử thực hiện theo quy định tại Điều 46, Điều 55 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

   Tại Hướng dẫn này, Ban Thường trực huyện cũng có nội dung đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kì 2021-2026 thường xuyên liên hệ với Ban Thường trực nơi ứng cử; theo dõi, cập nhật thông tin; chủ động phối hợp, liên hệ với Ban Thường trực cấp xã nơi người ứng cử cư trú thường xuyên để tham dự hội nghị cử tri nơi cư trú theo quy định./.

Tác giả bài viết: Họa My - MTTQ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập91
  • Hôm nay10,523
  • Tháng hiện tại105,729
  • Tổng lượt truy cập14,085,905
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây