Casino Hi88: Trang Chủ

HIEN KE
sn bac

LỘC NINH -NHỮNG BƯỚC ĐI KỲ DIỆU

Thứ năm - 05/05/2011 08:48 1.785 1
Đi xe dọc đường 13 dọc Lộc Ninh mới thấy miền đất đỏ bazan này là quý, giàu tiềm lực, cảnh vật tươi đẹp, lôi cuốn. Hai bên đường, những cánh rừng cao su bạt ngàn, trùng điệp.
Thời chiến, chúng tôi đã nhiều lần nghe vang dội hai tiếng Lộc Ninh; hồi mới giải phóng, tôi có đi công tác Miền Tây, mấy năm gần đây đều đến thành phố Hồ Chí Minh lại quay ra, Miền Đông lần này tôi mới được đến. Thì ra, Miền Đông cũng tuyệt đẹp. Đoàn tôi chỉ có ba người: Vũ Từ Sơn, người bạn, làm thơ, Thuý Thanh, nghệ sĩ ảnh và tôi - một cây bút ham đi, say viết. Chiều hôm qua, chúng tôi đã được Chủ tịch huyện Lộc Ninh Trương Văn Phúc, tức Tư Phúc, “đãi” cho một chuyến, đưa vào rừng Tà Thiết, cách trung tâm huyện chừng 25 cây số, thăm cụm di tích: Hội trường của Bộ Chỉ huy Miền. Sau khi Lộc Ninh được giải phóng, vào năm 1973, căn cứ Miền đã được chuyển từ Tây Ninh về đây. Gần khu Hội trường Bộ Chỉ huy Miền có lán hầm Tư lệnh Trần Văn Trà, lán hầm Phó Tư lệnh Nguyễn Thị Định… Lại nghe, nơi đây từng có dấu chân các vị thượng cấp: Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng vào tăng cường, có dấu chân nhiều vị tướng oanh liệt: Phạm Hùng, Lê Đức Anh (sau là Chủ tịch nước), Hoàng Cầm, Bùi Cát Vũ… Thăm chiếc lán bán âm bán dương lợp lá trung quân, đứng bên những chiếc bàn gỗ đơn sơ, bên địa đạo, nghe kể về những năm tháng măng rừng đọt mây, khoai mì nướng lùi, canh chua lá giang… , chúng tôi bồi hồi xúc động, ngỡ chạm vào “long mạch”, hồn thiêng sông núi. Nơi đây, xưa là rừng le, nay vẫn còn những cổ thụ, vẫn còn những chú sóc đuôi dài, thoăn thoắt chuyền trên ngọn cây cao; còn một gốc dây lá hình tim, là dây mà gốc lớn bằng gốc cây chuối hột, có lẽ đã mấy trăm năm, gốc thân dây dẹt ra, vươn lên những nhánh bằng bắp chân dài loằng ngoằng giống như những con mãng xà kỳ dị. Tôi nhớ đến những dây gắm ở rừng Khe Rỗ- khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử - Bắc Giang, nhớ những dây gắm tại cửa động Từ Thức- Thanh Hoá. Những con mãng xà thần kỳ này không phun ra lửa mà phun lên vòm trời những chùm lá xanh non, có người nói lá này hình móng bò, nhưng tôi thấy đó là những phiến lá sẻ đôi, rất giống với những lá cây hoa ban Tây Bắc. Riêng cuộc đời Thượng tướng Trần Văn Trà đã là một bản anh hùng ca tuyệt diệu. Tên thật là Nguyễn Chấn, còn gọi là Ba Trà, Tư Nguyễn… Sinh năm 1919. Quê gốc Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Ba Trà 17 tuổi đã tham gia cách mạng. Hai lần bị tù ngục. Năm 1948, ông Ba Trà 30 tuổi, dẫn đầu đoàn đại biểu quân dân Nam Bộ ra chiến khu Việt Bắc báo cáo tình hình. Bác Hồ đã tặng Ba Trà một thanh gươm quý, “để đưa cho đồng bào miền Nam diệt thù”. Ông Ba Trà mang gươm về Nam. Chợt nhớ hai câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ: Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long. Tuy có quen biết bà Lê Thị Thoa lúc bà Thoa mới mười lăm tuổi, song mải việc nước, Ba Trà ở miền Đông thì bà Thoa ở tận miền Tây Nam Bộ. Ông Lê Đức Thọ ân tình làm “ông tơ bà nguyệt”, tác hợp. Ba Trà đi cưới vợ, đã vượt nhiều sông rạch thì bị gọi giật lại, phải về ngay, tình hình chiến sự có sự thay đổi. Hai năm sau đó, đám cưới mới thành. Quà cưới, ông Phạm Hùng tặng một lạng đường trắng, ông Vũ Khắc Bồng tặng một cục xà bông thơm… Những thứ đó, lúc ấy rất quý giá. Bà Thoa đã dời Sài Gòn hoa lệ, lên ngàn với những năm tháng măng rừng đọt mây, canh chua lá giang, cơm gạo lức, mì (sắn) luộc… Hạnh phúc trong lửa đạn và gian khổ. Sau, bà Thoa được tập kết ra Bắc, đi nghiên cứu sinh Liên Xô (cũ), hoàn thành luận án Phó Tiến sĩ. Tướng Ba Trà là một trong những người có ý tưởng đầu tiên, chỉ huy, tổ chức “đường mòn” 759 trên biển. Năm 1962, chuyến đầu chở được 28 tấn vũ khí cập bến Rach Gốc (Cà Mau), chuyến tiếp, chở bằng tàu sắt, được trên 100 tấn… Hồi ở căn cứ Tà Thiết “đầu não” này, ông là Tư lệnh Miền, Ba Trà họ Trần, chợt nhớ đến Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật… Biết nơi đây có một số vị tướng từng tham gia hai cuộc kháng chiến, nằm rừng đến 30 năm, tôi lại chợt nhớ đến Đề Thám… * Đến với Lộc Ninh, không thể không biết đến lịch sử cây cao su nơi đây, thứ cây đã một thời bọn học trò chúng tôi mặc cảm, ám ảnh bởi những câu ca: Bán thân đổi mấy đồng xu/ Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng; Cao su đi dễ khó về/ Khi đi trai trẻ khi về bủng beo…Khu nhà contrat (nhà cho người làm theo hợp đồng) Lộc Thiện ẩm thấp tồi tệ, do các chủ Pháp dựng cho phu cao su từ bảy tám chục năm trước, chứng nhân còn kia. Giờ đây, cao su đang hiện lên trong mắt chúng tôi với khuôn mặt mới. Chợt nhớ đến Lục Ngạn quê tôi, có thời vải thiều được gọi là “cây vàng”. Nơi đây, xem ra cao su đang lấn lướt cả cây điều, hồ tiêu - nhiều loại cây bậc “anh chị”, cao su đang lên ngôi, đang được tôn quý. Hôm đi trên lộ 13, chúng tôi mới có dịp trò chuyện với anh lái xe - Huỳnh Mẫn. Anh nói: “Các chú coi những lô cao su, chỗ nào da thân cây láng mượt, lá cây xanh biếc là cao su trẻ, chỗ nào da thân cây sù sì mốc mếch, lá cây thưa thớt là đám cao su đã già nua, đã đến thời kỳ phải loại bỏ”, “Phía trong rừng cao su kia có dân cư không?”. “Có chứ, đây gọi là những làng, những sok”, “Sok là những thôn, bản”, “Dạ! bản, trên Tây Nguyên gọi là phum, đồng bào Khmer nơi đây gọi là sok”, “Những rạch cao su dài tít tắp, độ bao nhiêu cây số”, “Cao su được chia ra làm nhiều lô, đường lô thường rộng như một số quốc lộ, có đường lô đã trải nhựa phẳng lì, dài tới 30 cây số”… “Diện tích cao su ở Lộc Ninh? Số công nhân?”. “Có gần 20 000 hécta, hàng vạn công nhân, trong đó có chừng 5000 công nhân có tay nghề cao, trên 100 cán bộ có trình độ đại học, trên đại học”, “Sản phẩm là mủ?”, “Là mủ, nhưng cũng có nhiều loại: mủ CVS 60, mủ CVS 31, mủ tờ, mủ cốm tạp…”, “Khách hàng?”, “trên 30 nước, khắp năm châu”, “Lương công nhân?”, “Thường là 4 đến 5 triệu đồng/ tháng”, “Cán bộ ở đây có vườn cao su riêng?”, “Hầu hết có, một hai chục hécta, có vị có cả trăm, vài trăm hécta”. “Thu nhập từ một, hai chục hecta?”, “Năm thường một, hai tỷ đồng mà!”. Chợt nhớ tới hai “đại gia” sớm nay chúng tôi gặp, đều có xe con tự lái… * Nhờ có một buổi gặp Bí thư huyện uỷ Tư Vân, Chủ tịch huyện Tư Phúc, nguyên Bí thư Hai Sơn, vị cán bộ lão thành Hai Học, nhà doanh nghiệp Ba Trọng, một số cán bộ cơ quan, chúng tôi được biết thêm nhiều điều mới. Xem ra, lộ trình của cây cao su đã gắn bó mật thiết với lịch sử phát triển của Lộc Ninh. Cách đây hai thế kỷ, cư dân Lộc Ninh chỉ có mươi phum sok của các bộ tộc S’ tiêng, Mạ, M’ nông, Khmer. Triều Nguyễn cho lập hệ thống đòn ải, bắt đầu hình thành cơ cấu hành chính. Sau năm 1861, thực dân Pháp chiếm Lộc Ninh. Cùng với đội quân là các nhà chuyên môn khảo sát địa chất, dân tộc học. Họ nhận ra ngay đây là vùng đất bazan quý hiếm, do các dòng mac- ma từ núi lửa phun lên, dầy tầng canh tác, giàu độ phì, do chứa lượng Fe lớn nên có màu đỏ như mận chín của a xit sắt, rất phù hợp với nhiều loại cây lâu năm: cao su, cây điều, hồ tiêu, cà phê… Họ vốc đất bazan lên tay, như đã vốc được vàng bạc. Công ty cao su Xet- xô của Pháp ra đời, họ mộ phu từ các tỉnh Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, từ mấy tỉnh miền Trung nước ta, từ Indonesia… Nơi đây đã có có tới 28 000 ngàn “phu” cao su. Hồi ấy, Lộc Ninh đã là một xã, gồm 11 làng và một số phum sok thuộc quận Bù Đốp, Thủ Dầu Một. Ông Lê Đức Anh (sau này là Chủ tịch nước) phụ trách các nghiệp đoàn cao su, đã thành lập chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên tại Làng 2… Năm 1945, công nhân cao su cùng hàng nghìn đồng báo đã nổi dậy cướp chính quyền. Tháng Tư năm 1972, Lộc Ninh đã được giải phóng, dân số tăng nhanh. Mặc dù lúc ấy, các vùng lân cận còn căn cứ quân sự, đồn trại của Mỹ và bọn tay sai, công nhân Lộc Ninh đã cho chuyển 2000 tấn mủ cao su theo đường Trường Sơn ra Miền Bắc. Từ 30 Tháng Tư- 1975, khi cả miền Nam đỏ cờ, Lộc Ninh mới chính thức là một huyện của tỉnh Bình Phước, mới thực sự theo lộ trình mới. Gần bốn mươi năm qua, Lộc Ninh có nhiều biến đổi. Ngày nay, huyện Lộc Ninh có diện tích trên 853 km2, dân số gần 120 ngàn người. Mới mấy chục năm qua, Lộc Ninh từ một xã một quận lên thành một huyện. Lộc Ninh, một vùng quê, xưa kia “đi dễ khó về”, không ai muốn đến, giờ đây, “đi dễ khó về” được hiểu theo nghĩa mới. Cảnh vật tươi đẹp, kinh tế trù phú, môi trường xã hội hấp dẫn, đã đến đây là muốn ở lại lập nghiệp, bén rễ xanh cây, đơm hoa kết trái. Chưa kể điều, tiêu và các cây ăn trái khác, Lộc Ninh đã có chừng 20 000 hecta cao su, bình quân thu nhập từ cao su 70 triệu đòng / ha, đạt 120 000 tỷ đồng/ năm. Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Lộc Ninh năm 2010 vừa qua thu 776 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 287 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 63 tỷ đồng. Thu nhập bình quân 7, 2 truệu đòng/ người/ tháng… Không biết ai đã khéo đặt tên cho các xã của Lộc Ninh, tên xã nào cũng bắt đầu bằng chữ “lộc”: Lộc An, Lộc Hoà, Lộc Thành, Lộc Quang, Lộc Thịnh… Trên nước ta, có những huyện có tên cách đây cả ngàn năm. Lộc Ninh, một huyện thành lập sau mà đi trước nhiều nơi về mặt chuyển đổi cơ cấu kinh tế và hiệu quả. Lộc Ninh từng có Đại bản doanh - Trụ sở Bộ Tư lệnh Miền, Trụ sở Giao tế - nơi hội họp của Ban Liên hợp bốn bên theo tinh thần của Hiệp định Paris, từng được coi là một thủ đô tạm thời của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam. Sân bay quân sự Lộc Ninh - nơi ta đã trao trả 127 nhân viên quân sự Mỹ, 15 bộ hài cốt lính Mỹ, 6099 lính và nhân viên dân sự Sài Gòn, đón về 31 819 người trong đó có bà Võ Thị Thắng - nữ sinh đấu tranh cho độc lập, dưới áp lực, mũi súng vẫn giữ “Nụ cười chiến thắng”, mà một một nhiếp ảnh gia người nước ngoài đã ghi lại. Lại nữa, Lộc Ninh đã mở cửa khẩu Hoa Lư, bên này là huyện Lộc Ninh nước ta, bên kia là huyện Sanua - Campuchia. Lộc Ninh đang phát triển cơ sở hạ tầng. Lộ 13 lên cửa khẩu đang mở rộng bốn làn xe, đã được đầu tư 900 tỷ đồng cho 30 cây số. Cửa khẩu Hoa Lư đã và đang trở thành điểm tập kết trung chuyển hàng hoá, là đầu mối giao thông quan trọng của nước ta đến hàng chục nước Đông Năm Á, Bắc Trung Á… Lộc Ninh, địa danh trước đây không mấy ai để ý, nay có dấu son. Thế mới biết con tạo luôn xoay vần, cùng lại thông, khép lại mở… Đang có nhiều điều thành huyền thoại, nhưng đời sống người dân Lộc Ninh đang được tăng lên đã là hiện thực. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 17 500 000 đồng, tăng 2,14 lần so với năm 2005. Trung bình mỗi năm giải quyết 3000 lao động có việc làm. Xã hội có sự quan tâm đến những gia đình nghèo khó, đến đồng bào các dân tộc… Có một lần, nói chuyện với mấy vị cán bộ nơi đây, mới biết hầu là người từ nhiều tỉnh, thành đến. Có bạn nói vui: “Đây là Hợp Chủng Quốc”. Tôi chợt ngẫm, có nét đúng. Lộc Ninh - miền đất trẻ, hội tụ được nhiều tài năng, trí tuệ. Lộc Ninh sẽ còn nhiều những “bước đi” mới, ngoạn mục, kỳ diệu…

Tác giả bài viết: Duy Phi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • acuctualf
    [url=https://newfasttadalafil.com/]buy cialis[/url] Wkngeu Cialis Plgmbk viagra sin receta online https://newfasttadalafil.com/ - Cialis
      acuctualf   28/06/2022 09:41
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay2,966
  • Tháng hiện tại98,172
  • Tổng lượt truy cập14,078,348
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây